Saturday, 20/04/2024
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nổ lực hợp nhất giáo dục phương đông và phương tây

Mặc dù phê phán hệ thống giáo dục cũ, nhưng ông chưa bao giờ đòi xoá bỏ hoàn toàn di sản truyền thống Khổng giáo Trung Hoa. Theo ông, muốn hiện đại hoá hệ giáo dục mới, nhất thiết phải khơi dậy lòng tự hào dân tộc và sẵn sàng tiếp cận một cách linh hoạt văn minh Phương Tây. Ông nhận thấy một trong những khó khăn lớn đang thách thức các nhà giáo dục Trung Quốc bấy giờ là sự thất bại trong việc phân biệt rõ đâu...

Mặc dù phê phán hệ thống giáo dục cũ, nhưng ông chưa bao giờ đòi xoá bỏ hoàn toàn di sản truyền thống Khổng giáo Trung Hoa. Theo ông, muốn hiện đại hoá hệ giáo dục mới, nhất thiết phải khơi dậy lòng tự hào dân tộc và sẵn sàng tiếp cận một cách linh hoạt văn minh Phương Tây.

Ông nhận thấy một trong những khó khăn lớn đang thách thức các nhà giáo dục Trung Quốc bấy giờ là sự thất bại trong việc phân biệt rõ đâu là mặt tiến bộ và đâu là mặt lạc hậu trong nền văn minh Trung Hoa xưa. Ông viết:

"Nếu như trong quá khứ chúng ta khoe khoang vì sự siêu việt của đất nước chúng ta bao nhiêu thì ngày nay, trái lại, sau bao lần thất bại nhục nhã, chúng ta lại thần thánh hoá mọi thứ từ nước ngoài và khinh rẻ mọi di sản của dân tộc. Chúng ta sẵn lòng áp dụng những học thuyết và thực tiễn đã được các quốc gia khác chấp nhận, nhưng lại không dám thử nghiệm những học thuyết mới của chính mình”.

Thái Nguyên Bồi cho rằng, con đường cải cách đúng đắn là phải đi theo đường lối dung hoà (phương pháp trung dung), nên chọn lọc và tổng hợp những gì tinh tuý nhất trong mỗi nền văn hoá để xây dựng và thử nghiệm những học thuyết mới phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của xã hội Trung Quốc.

Với tinh thần đó, những nghiên cứu sau này của ông chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chính là so sánh các tư tưởng giáo dục và văn hoá của Phương Tây với Trung Quốc để tìm ra cách kết hợp hài hoà và thúc đẩy nền giáo dục Trung Quốc. Muốn tìm ra phương pháp thích hợp cho sự kết hợp giữa tư tưởng Phương Tây với tư tưởng Trung Quốc, trước hết cần hiểu rõ tinh thần khoa học của Phương Tây. Sau đó, áp dụng tinh thần khoa học này sàng lọc những học thuyết cũ của Trung Quốc. Chỉ bằng cách làm như thế thì mới có thể tạo ra cách tiếp cận mới”.

Với lòng nhiệt huyết không mệt mỏi, ông trông cậy vào khoa học Phương Tây bởi đó là động lực cho sự tiến bộ của văn minh Phương Tây, trong đó nhấn mạnh về mối quan hệ của khoa học với giáo dục. Từ thành tựu của các nước Phương Tây, Thái Nguyên Bồi ông thấy việc chú trọng khoa học sẽ tạo động lực mở mang hiểu biết cho con người, phát triển những kỹ năng quan sát và thực nghiệm, cũng như tạo nên khả năng tư duy chính xác và tầm nhìn bao quát. Do đó, khoa học sẽ nâng cao hiệu quả của giáo dục cả về quy mô lẫn độ chính xác. Ông cho rằng, nền giáo dục phong kiến của Trung Quốc thiếu vắng những môn khoa học trong khi thông qua việc nghiên cứu các môn khoa học Phương Tây sẽ giành được nhiều sức mạnh cả về lý thuyết và thực nghiệm. Khi so sánh sự phát triển giáo dục của Trung Quốc và Anh Quốc, ông viết:

“Chúng tôi thực sự mong muốn nền giáo dục của mình nhanh chóng phát triển trở thành một nền giáo dục khoa học. Tại Anh, không những các phòng thí nghiệm trong các trường đại học mà việc nghiên cứu khoa trong xã hội cũng được trang bị rất tốt. Nhưng ở Trung Quốc, nền giáo dục cũ không hề chú trọng tới giảng dạy các môn khoa học ngoài việc qui định khuôn mẫu cho học trò và chú trọng văn chương".

Với tinh thần khoa học đó, ông cố gắng tìm kiếm những tư tưởng và những kinh nghiệm quý báu của Phương Tây nhằm tìm ra giải pháp phù hợp cho việc cải cách giáo dục của Trung Quốc. Những nỗ lực đó thể hiện bởi năm loại hình giáo dục.


Tác giả: Lê Huy Chinh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Giáo dục
Liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 10
Tháng 04 : 3.668